Nhiễm giun đường ruột gây có thể gặp ở bất cứu đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ em do tiếp xúc, chơi đùa, ăn phải thực phẩm nhiễm giun. Nhiễm giun rất nguy hiểm, không chỉ gây thiếu máu mà còn có thể nhiễm giun đường ruột như viêm đường mật, viêm tụy cấp, tắc ruột, tổn thương gan… Thực tế điều tra có đến hơn 50% dân số Việt nhiễm giun nên con bạn khó loại trừ khả năng này, nhất là đã 3 năm bé không được thực hiện tẩy giun định kỳ.

Phòng chống giun sán hiệu quả cho trẻ

Phòng chống giun sán hiệu quả cho trẻ

Ảnh hưởng của nhiễm giun sán ở trẻ

Nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như:

+ Chán ăn, kém hấp thu: Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon.

+ Giảm tình trạng dinh dưỡng: Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu protein.

+ Kém phát triển thể chất, trí tuệ: Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun tàn phá trong thời gian dài khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung, học hành sa sút).

+ Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm: Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa; Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu.

Vì thế, bạn nên thực hiện tẩy giun định kỳ cho con bạn, với thời gian 6 tháng một lần. Tuy nhiên không chỉ cần thực hiện tẩy giun cho trẻ mà nên tẩy giun đồng loạt cho các thành viên trong gia đình cùng thời điểm để tránh lây nhiễm trứng giun. Cần lưu ý, tẩy giun cần đúng định kỳ không nên trước 6 tháng hoặc sau 6 tháng vì thời gian quá sớm hoặc quá dài đều không tốt. Vì nếu thời gian cho mỗi lần tẩy giun cách nhau vài năm có thể không loại bỏ hết giun ra khỏi cơ thể. Ngược lại, thời gian quá ngắn thì không cần thiết bởi nguy cơ tái nhiễm giun chưa xuất hiện.

Vậy tẩy giun cho trẻ bao lâu 1 lần là đúng

Theo Tổ chức Y tế thế giới hướng dẫn tẩy giun cho trẻ đúng cách cho trẻ như sau: Sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ em gồm albendazole (400 mg) hoặc mebendazole (500 mg) với thời gian là 6 tháng/1 lần được khuyến cáo cho tất cả trẻ từ 12 tuổi 23 tháng, trẻ mẫu giáo 1 tuổi 4 tuổi và trẻ em ở độ tuổi đi học 5 tuổi 12 tuổi (ở một số nơi là 14 tuổi) sống ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm của bất kỳ loại giun nào truyền qua đất ở trẻ em từ 20% trở lên, nhằm phòng tránh các bệnh do nhiễm giun truyền qua đất gây ra.

Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ

Thuốc tẩy giun Combantrin

Thuốc tẩy giun Combantrin có thành phần chính là hoạt chất Mebendazole. Thuốc có khả năng diệt được các loại giun như giun tóc, giun đũa, giun móc, giun kim,… Bên cạnh đó, thuốc Combantrin còn có chứa một số loại tá dược tạo hương vị tựa như chocolate, giúp dễ uống. Thuốc tẩy giun socola có hình dạng và mùi vị không khác gì các thanh socola. Thuốc tẩy giun combantrin chocolate squares với vị đậm đà và rất ngon giúp các bé không còn cảm giác phải uống thuốc mà như đang tận hưởng “miếng socola” tuyệt đỉnh này.

Thuốc giun Combantrin chocolate squares 24 – tẩy sạch các loại giun cho cả nhà

Thuốc tẩy giun Vermox

Thuốc tẩy giun Vermox là thuốc được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc dành để điều trị nhiễm giun ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Thuốc tẩy giun Vermox có xuất xứ từ Úc. Thành phần chính của thuốc là chất Mebendazole với hàm lượng 100mg. Liều dùng của thuốc Vermox là 1 viên/ đợt điều trị. Người dùng cần nhai kỹ thuốc trước khi nuốt. Sau đó, uống thêm nước lọc để tráng miệng. Có thể uống thuốc Vermox vào bất cứ lúc nào trong ngày. Thuốc có thể dùng được khi đói hoặc khi ăn no


CÁC BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC