Chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất thiếu yếu như DHA, Cholin, kẽm, I-ốt... đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng cho sự phát triển trí não và sức khỏe miễn dịch của trẻ.

Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ với những dưỡng chất thiết yếu trong hệ dưỡng chất thông minh như: DHA, Cholin, kẽm, I-ốt, Axit Folic, các Vitamin và Beta – Glucan. Trong đó, DHA được tìm thấy trong não khá lớn, chiếm 25% trọng lượng khô của não. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nếu trẻ được bổ sung DHA với hàm lượng đạt mức khuyến cáo, thị lực lẫn trí óc sẽ nhanh nhạy, làm tăng chỉ số trí tuệ, chậm sự lão hóa trí não ở người trưởng thành.

Nghiên cứu khoa học tại Canada và Mỹ cho thấy, bên cạnh chức năng hỗ trợ phát triển trí não và thị lực, việc cung cấp DHA vào chế độ ăn của trẻ còn có tác dụng hỗ trợ khả năng cân bằng đáp ứng miễn dịch, từ đó giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh trong 3 năm đầu đời. Do đó, chế độ ăn có bổ sung chất này sẽ đảm bảo trẻ nhận được đủ lượng DHA cần thiết để phát triển não bộ, không làm giới hạn khả năng học hỏi của trẻ sau này dù cơ thể có thể tổng hợp DHA từ axít alpha-linolenic (tiền chất của DHA) nhưng với số lượng rất ít. Cá hồi, cá mòi, trứng, tim gan sữa được xem là những thực phẩm giàu DHA.

Cũng như DHA, Cholin hỗ trợ trí nhớ và tăng khả năng học hỏi của trẻ. Những loại thức ăn giàu Cholin bao gồm thịt bò, trứng, nước cam, chuối, sữa… Ba mẹ có thể bổ sung Cholin cho trẻ bằng cách cho con ăn các loại thực phẩm trên hoặc uống sữa có bổ sung chất này.

Việc thiếu kẽm gây ảnh hưởng tới khả năng nhận biết của trẻ và làm giảm sản xuất một số men tiêu hóa, có thể gây ra biếng ăn. Hải sản và thịt, sữa được xem là nguồn cung cấp kẽm rất lớn cho cơ thể trẻ.

Iốt được tìm thấy nhiều nhất trong hải sản, trứng, sữa, rau xanh. Iốt giúp tuyến giáp tổng hợp các hóc môn điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương và các bộ phận khách của cơ thể như tiêu hóa, tim. Thiếu chất này, trẻ sẽ kém thông minh. Ngoài ra, sắt giúp tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và cơ chế chuyển hóa năng lượng của tế bào làm tăng sự tập trung và khả năng học hỏi của trẻ. Thức ăn chứa nhiều sắt: ngũ cốc, các loại đậu, thịt bò. Bên cạnh đó, axít Folic tốt cho sự phân chia tế bào trong quá trình phát triển não. Axit folic có trong các loại rau cải, trái cây tươi.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng mới nhất của nhà khoa học Talbot công bố năm 2009 đã cho thấy tác dụng của Beta-Glucan 1,3/1,6 trong việc có thể giúp giảm một số triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên như: nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho… Beta – Glucan được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên như: men làm bánh mì, một số loại nấm, hạt ngũ cốc (yến mạch, đại mạch), tảo…

Bên cạnh những dưỡng chất quan trọng trên, cha mẹ nên chú ý bổ sung cho trẻ các vitamin và các khoáng chất khác như vitamin B1, B6 và B12, selen… Ngoài các tác động từ bên ngoài để giúp trẻ phát huy tối đa trí thông minh, các bậc cha mẹ có thể tạo điều kiện phát triển trí não và tăng cường miễn dịch cho con một cách chủ động và đa chiều hơn thông qua dinh dưỡng.


CÁC BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC