Không đun sữa trước khi uống
Đun sôi sữa đậu nành sẽ giúp sản sinh chất saponin, đây là chất giúp ức chế trypsin và các chất có hại khác. Nếu cho trẻ uống sữa đậu nành không đun sôi sẽ khiến trẻ cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy và xuất hiện triệu chứng bị ngộ độc.
Hiện nay, trên thị trường có xuất hiện nhiều công cụ giúp chế biến sữa đậu nành và có kèm theo lời giới thiệu là có thể uống mà không cần đun sôi. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhất định phải đun sôi sữa rồi để nguội và mới cho trẻ uống. Khi đun sữa nên để sôi một lúc chứ không nên thấy sữa vừa sôi thì lập tức tắt bếp đi. Khi sữa sôi thì nhiệt độ chỉ khoảng 80 – 90 độ C mà thôi và nhiệt độ này chưa đủ để phá hủy hoàn toàn các độc tố. Vì vậy, cách tốt nhất là nên giảm nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi sữa khoảng từ 5 – 10 phút sau đó rồi mới tắt bếp.

Không để cho bé uống sữa đậu nành khi đói
Cho bé uống sữa đậu nành khi đói sẽ khiến lượng protein trong sữa không được tiêu hóa hết, cơ thể bé cũng sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Tốt nhất, người lớn hãy cho bé uống sữa cùng với bánh mỳ hoặc các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

Cho thêm đường đỏ
Trong đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic và nhiều loại axit khác. Những loại axit này có thể kết hợp với protein và canxi trong sữa dẫn đến việc làm mất đi chất dinh dưỡng.

Đánh trứng gà với sữa đậu nành
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng việc đánh bông trứng gà cùng với sữa đậu nành và cho bé ăn là tốt. Tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại bởi vì khi protein có dính trứng sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ dẫn đến bé bị đầy bụng, ăn khó tiêu.

Dùng bình giữ nhiệt để chứa sữa
Dùng bình giữ nhiệt để chứa sữa sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện để phát triển và làm hỏng sữa.

Cho bé uống quá nhiều sữa đậu nành
Cho bé uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ khiến bé bị khó tiêu, đầy bụng và không chịu ăn.

Uống sữa đậu nành cùng với thuốc
Uống sữa đậu nành cùng với thuốc sẽ khiến phá hủy chất dinh dưỡng có trong sữa và gây ra tác dụng phụ.


CÁC BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC