Hiện nay các sản phẩm sữa được sử dụng rất nhiều trong gia đình. Có thể kể đến sữa công thức, sữa bột, sữa nước, sữa tươi…Ngoài khả năng cung cấp can-xi phòng ngừa loãng xương, sữa nói chung còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột…. Mặc dù vẫn biết sữa là thức uống cần thiết vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng các sản phẩm sữa trong cuộc sống.
Nếu uống sữa không đúng cách, chẳng những bé nhà bạn không hấp thu được các dưỡng chất trong sữa mà còn có hại cho sức khỏe.
Dưới đây là những lầm tưởng khi sử dụng sữa, các mẹ tham khảo để có cách sử dụng cho phù hợp nhé.
Đun sôi sữa
Nhiều người cho rằng, khi mua sữa tươi về cần khử trùng, vậy là đun sôi sữa lên thật kỹ. Xong hầu hết các loại sữa trên thị trường là những sản phẩm đã được tiệt trùng nên không cần thiết phải đun sôi.
Thông thường, nhiệt độ khử độc của sữa yêu cầu không cao, ở 70º trong 3 phút, 60º trong 6 phút là được. Nếu nấu sôi, nhiệt độ đạt đến 100 º, chất lactose trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng cháy, đường cháy có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, can-xi trong sữa sau khi nấu sôi sẽ xuất hiện hiện tượng kết tủa phốt phát, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.
Lưu trữ sữa
Sữa không nên để ngoài ánh sáng mặt trời. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng các vitamin B1, B2 và vitamin C trong sữa khi tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian rất ngắn, sẽ sớm bị biến mất, vì 3 chất dinh dưỡng này sẽ bị phá vỡ trong ánh mặt trời. Ngoài ra dưới ánh nắng lactose sẽ lên men làm cho sữa biến chất.
Uống sữa quá đặc
Nhiều ba mẹ quan niệm rằng, cho bé uống sữa càng đặc càng tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.
Uống sữa quá gần bữa ăn
Uống sữa quá nhanh và gần bữa ăn sẽ làm một số lượng lớn các protein được tiêu thụ như nhiệt, khi uống đi vào dạ dày sẽ hình thành một hiện tượng bão hòa, ảnh hưởng đến lượng thức ăn của bữa chính. Nếu uống sữa, nên uống cách bữa ăn 1- 2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Nên ăn một số thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì cùng với uống sữa.
Dùng sữa uống thuốc
Trong sữa chứa rất nhiều chất sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng, vì vậy, nếu uống thuốc với sữa sẽ gây ra tương tác, có thể hình thành các hợp chất hoặc các muối không hòa tan. Điều này không chỉ gây ra sự mất chất dinh dưỡng sữa, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, nên uống thuốc trước hoặc sau khi uống sữa 1 – 2 giờ là tốt nhất.
Thêm nước trái cây vào sữa
Thực tế, nước hoa quả có chứa acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.
Cho sữa vào cháo
Nhiều mẹ đã cho sữa vào cháo để tăng dinh dưỡng của bát cháo cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế cách làm này là sai lầm. Trong sữa hàm chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu tinh bột là chính, trong đó hàm chứa Lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A. Trẻ em nếu dung nạp không đủ vitamin A sẽ làm cho trẻ em phát triển chậm chạp, cơ thể yếu nhiều bệnh, vì vậy dù là để bổ sung dinh dưỡng thì cũng cần phân khai sử dụng hai loại này.